18 thg 6, 2008

Chọn mua và sử dụng nước súc miệng

Hiện nay, bên cạnh các loại kem đánh răng thông thường, thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm vệ sinh răng miệng dưới dạng nước, theo cách gọi thông thường là nước súc miệng. Hiện có khoảng gần 20 nhãn hiệu khác nhau.

Hiện nay, bên cạnh các loại kem đánh răng thông thường, thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm vệ sinh răng miệng dưới dạng nước, theo cách gọi thông thường là nước súc miệng. Hiện có khoảng gần 20 nhãn hiệu khác nhau.

Khi mua và sử dụng, bạn cần nên lưu ý đến thành phần, hương liệu và liều lượng.

Thành phần nước súc miệng có nhiều chất như: fluor, sorbitoc, ethlanol, block-copolymer, sodium, hương liệu và phẩm màu… Riêng hương liệu có nhiều vị cho người tiêu dùng lựa chọn như: bạc hà, chanh hay mùi của nhiều loại hương hoa khác hoặc không mùi. Sản phẩm có nhiều dung tích, từ 250 ml đến 950 ml và giá cả cũng phong phú không kém, thấp nhất 12.000 đồng/chai, cao nhất đến trên dưới 130.000 đồng/chai (tùy theo dung tích và hãng sản xuất).

Trên bao bì sản phẩm có ghi đặc dụng như: khử trùng miệng, giảm hẳn vi khuẩn gây hôi miệng và các mảng bám trên răng, chống sâu răng, làm cho răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho… Tuy nhiên, theo một số bác sĩ ở Viện Răng Hàm Mặt thì khi mua người tiêu dùng cần lưu ý, nhiều loại nước súc miệng có nồng độ cồn khá cao, sau khi súc gây khô miệng, lập tức làm cho vi khuẩn tấn công. Như vậy không có hiệu quả.

Trong các loại nước súc miệng có hoạt chất tẩy, nếu sử dụng quá liều lượng hoặc không đúng cách như ngậm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến làn da mỏng trong miệng. Ở một số sản phẩm, nhà sản xuất đã cho nồng độ fluor quá cao, nhằm tẩy trắng răng nên rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm fluor, làm cho răng có các đốm đen hoặc vàng và sức đề kháng sẽ giảm đi. Nếu răng đã có bệnh lý, nước súc miệng không thể làm trắng được, chỉ làm sạch các vết bẩn.

Theo Sài Gòn Giải Phóng